Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

CỨU TRỢ SAU CƠN BÃO NARI

Thứ bảy, ngày 26 tháng mười năm 2013



"Cồn Sẻ, Cồn Nâm : ân tình trong hoạn nạn"
nguon:http://tapviethangngay.blogspot.com/

Hôm nay, ngày 25/10/2013, một ngày sau chuyến thăm và trao quà cứu trợ tại Giáo xứ Xuân Thạnh (Xem thêm bài viếthttp://tapviethangngay.blogspot.com/2013/10/mot-mieng-khi-oi-mot-goi-khi-no-sang.html), anh em chúng tôi lại nhận bổn phận lên đường ra Quảng Bình gấp của Cha Quản xứ Thanh Đức để cứu trợ cho bà con đang gặp rất nhiều khó khăn tại hai Giáo xứ Cồn Sẻ và Cồn Nâm (Giáo phận Vinh).
Đoàn gồm các vị trong BTV.HĐGX, Đại diện Giới Trẻ, Đội Sinh viên, Đội Hạt Cải, do anh Giuse Trần Văn Hải, Chủ tịch HĐGX làm Trưởng đoàn.
Xuất phát dưới cơn mưa phùn lất phất trong tiết trời se lạnh, anh em như cảm nhận được phần nào cái rét, cái đói mà bà con đang gánh chịu sau những trận "siêu bão, siêu lũ, siêu lốc" đã tàn phá nặng nề vùng đất vốn đã khó nghèo ấy.
Cơn mưa theo chúng tôi ra Lăng Cô, rồi Huế, mãi cho đến đầu tỉnh Quảng Trị, nơi có Linh địa Mẹ La Vang, mới tạnh hẳn. Trời lúc này sáng trong, ấm áp như tình yêu của Mẹ Maria vẫn luôn theo bước con cái Người trên vạn nẻo đường trần.
Vượt qua hai cây cầu mang tên Quán Hải nằm cách Ba Đồn chừng mươi cây số, đập vào mắt chúng tôi là ngôi Thánh đường uy nghi một màu vàng chói với tháp chuông vút cao, nhưng lại đang gánh trên mình vô số cột kèo trống trơn không còn một viên ngói lợp nào. Bão dữ đã lật tung tất cả.





Như bao Giáo xứ, Giáo họ khác trong Hạt Hòa Ninh Giáo phận Vinh, Giáo xứ Cồn Sẻ nằm gọn trên một cái cồn giữa dòng sông Gianh bốn bề nước phủ. Dân Cồn Sẻ chừng 3.300 nhân khẩu Toàn Tòng Công giáo với hơn 750 gia đình, Cha Phêrô Hoàng Anh Ngợi hiện là Linh mục Quản xứ. 
Dân Cồn Sẻ còn rất nghèo. Đa số người dân sống nghề đánh cá bằng những chiếc ghe nhỏ quanh sông, chỉ một ít gia đình khá giả hơn vay mượn mua sắm được chừng đôi ba con tàu lớn đánh bắt xa bờ.
Giáo dân Cồn Sẻ đã tự đóng góp công sức và tiền của để xây dựng cây cầu gỗ nối liền đường liên thôn với giáo xứ của mình. Một cây cầu rất "Cồn Sẻ" qua bao năm tháng cùng sự tàn phá của bão lụt mỗi năm, nay trông như một "bà lão chân yếu tay mềm", vì thế, việc vận chuyển hàng hóa vào đến Nhà xứ thật vất vả và rất khó khăn.



Anh em đến Nhà xứ lúc 03h30 chiều. Cha sở và các vị trong Ban Mục vụ Giáo xứ Cồn Sẻ đón tiếp chúng tôi rất chân tình và nồng ấm. 
Ba trăm suất quà cứu trợ, đúng hơn là cứu đói, chúng tôi chở theo lần này gồm gạo, mì tôm, ruốc, nước mắm, quần áo cũ và tiền mặt do lòng quảng đại của anh chị em Thanh Đức đang định cư tại Hoa Kỳ gửi về qua Hội Thanh Đức Hải Ngoại để sẻ chia cùng bà con nơi đây.


Còn nhớ vào cuối tháng 12 năm 2012 vừa qua, Cồn Sẻ và Cồn Nâm đã bị trận gió mùa Đông Bắc nhấn chìm 02 chiếc tàu đánh cá với 16 người chết nhưng chỉ vớt được xác của 2 nạn nhân, trong đó có ngưởi con rể của ông Chủ tịch HHĐMV Cồn Sẻ. Vụ việc đã tốn không biết bao nhiêu nước mắt khóc thương của dân lành và giấy mực của không biết bao nhiêu bao tờ báo trong và ngoài nước.
Trận bão số 10, số 11 và cơn lụt lớn năm nay đã tàn phá làm trên 300 căn nhà bị tróc mái, 06 căn nhà bị hư hại hoàn toàn, chỉ còn trơ lại những bức tường nham nhở. Hầu như toàn bộ hơn 600 căn nhà của giáo dân ngụp lụt đến tận mái nhà, bà con phải sơ tán bằng ghe ra Nhà thờ trú ẩn...
Theo chương trình của Giáo xứ Cồn Sẻ, anh em tháp tùng Cha Phêrô đến thăm ngay 06 gia đình bị thiệt hại nặng nề nhất đó.















Một cảnh tượng gây ấn tượng rất lớn đối với chúng tôi là trong căn nhà tan hoang chỉ còn trơ lại mấy cây cột tạm đỡ mái tôn xiêu vẹo, vẫn còn treo hai chiếc xe máy lưng chừng nhà. Khi anh em hỏi thăm sao không hạ xe máy xuống để đi, chủ nhà nói : "Tháo xuống mần chi anh ơi ! Xăng mô mà chạy ? Gạo cơm còn hột mô mà nuốt, lấy sức mô ra mà hạ xuống !".
Thật đau xót biết bao !
Người dân cho biết từ ngày cơn bão số 10 ập xuống tới nay, chính quyền thôn có hứa cho mỗi người dân 03 gói mì tôm, mà đến giờ vẫn chưa thấy đâu. Cách đây ít hôm, các Cha Dòng Chúa Cứu Thế có ghé thăm, động viên an ủi và tặng mỗi gia đình 01 thùng mì, Cha Xứ Phêrô cũng đến giúp khẩn cấp cứu đói mỗi gia đình 12 kg gạo, nay đã ăn hết rồi.
Chỉ còn chờ lòng hảo tâm của Giáo hội, rồi từ từ gầy dựng lại nhà cửa, sửa vá lại lưới ghe, mong được kiếm sống hằng ngày trong tình thương của Chúa và Mẹ Maria.


                            


Kết thúc ngày cứu đói đầu tiên, chúng tôi được tham dự Thánh lễ chiều ngày thường tại láng bạt dựng tạm do Nhà thờ đang khẩn cấp lợp lại mái ngói. Trước cả một ngàn giáo dân tham dự, Cha chủ sự Phêrô đã ngỏ lời cám ơn Cha Quản xứ và bà con Thanh Đức trong và ngoài nước đã thể hiện tinh thần hiệp nhất, đã yêu thương, đã quảng đại, đã không quản ngại đường sá xa xôi, kịp thời đến cứu đói người dân Cồn Sẻ. Cha cùng bà con nguyện xin Chúa trả ơn vô cùng cho quý ân nhân thay cho Giáo xứ. Cha tâm sự : "... Một danh nhân đã nói : ' Việc từ thiện không hệ tại ở của cho ít hay nhiều, nhưng quan trọng ở chỗ kịp thời và đúng nhu cầu'. Hôm nay đây, bà con ta đang bị cái đói rình rập, thì các ân nhân mang gạo, mì, mắm ruốc đến. Hôm nay đây, các mệ già các cháu nhỏ đang rét run vì thiếu áo, thì các ân nhân mang áo mang quần đến cho. Hôm nay đây, một số gia đình thiếu tiền mua đinh mau thép cột lại nhà cửa, thì các ân nhân mang đến những đồng tiền quý giá để tặng.Thật là 'một miếng khi đói' nó cần thiết và giá trị biết mấy !..."






Đáp từ sau Thánh lễ, anh Chủ tịch HĐGX Thanh Đức đã cám ơn Cha sở, Quý Ban Mục vụ và bà con Cồn Sẻ đã tiếp đón đoàn rất ân cần và trọng thị. Việc đến thăm và cứu đói hôm nay là cử chỉ chia sẻ, ủi an, nâng đỡ và thể hiện tinh thần yêu thương, hiệp nhất của con cái Giáo hội. Kính chúc Cha và Giáo xứ Cồn Sẻ nhanh chóng ổn định đời sống nhờ ân sủng Chúa và Mẹ Maria.


Từ sáng sớm hôm sau, khi sương lạnh chưa tan hết trên đỉnh tháp chuông Nhà thờ, những gia đình theo danh sách sẽ nhận quà cứu đói đã có mặt khá đông đủ. 
Ba trăm phần quà đã được chúng tôi sắp sẵn trước sân nhà xứ. Nhìn vẻ cảm động, vui mừng hiện lên trên những khuôn mặt chất phát, hiền lành của bà con Cồn Sẻ, lòng anh em dậy lên bao niềm hạnh phúc vì chúng tôi đã đến, đã sẻ chia, đã mang lại ít nhiều ủi an, mong ước bà con bớt buồn bớt khổ, vơi đi những lo toan dẫu là chỉ trong vài ngày.
(Khi chúng tôi đang tiến hành việc trao quà tại đây, thì theo sự phân công của Cha và BTV, Ban Bác ái Xã hội - Caritas Giáo xứ Thanh Đức đã xuất hành về với Giáo xứ Trung Quán, Quảng Bình, Giáo phận Vinh, cũng để cứu trợ sau bão lụt. Ba trăm phần quà tương tự do Cộng đồng Thanh Đức Hải Ngoại, giáo dân quê nhà và anh chị em Ban Caritas Thanh Đức cùng tài trợ.)
















Chúng tôi trao hết các phần quà thì cũng đã hơn 08 giờ sáng. Anh em cám ơn và chào từ biệt Cha Quản xứ Cồn Sẻ, để lại tiếp tục đến thăm và tặng 100 phần quà khác bên Giáo xứ Cồn Nâm.


Cha xứ Cồn Sẻ "biệt phái" nguyên một chiếc ghe máy để vận chuyển hàng cùng một số anh em vượt sông Gianh trong thời gian gần một tiếng đồng hồ để đến Cồn Nâm.
Ghe đưa chúng tôi đi vòng qua các Giáo xứ, Giáo họ nằm san sát bên bờ sông Gianh nước đục và chảy xiết, như Hòa Ninh, Văn Phú, Giáp Tam, Tân Định, Hà Bông...







Giáo xứ Cồn Nâm cũng là một giáo xứ Toàn Tòng với 3.000 giáo dân sống trên 06 Giáo họ Cồn Nâm, Thái Hòa, Thông Thống, Tân Định, Hà Bông và Đồng Đưng. Đời sống người dân nơi đây còn quá nghèo. Đa số đi biển, làm nông và một số khác đi rừng (dân ở đây gọi là 'đi rú').




Cha Phêrô Nguyễn Văn Phú, Quản xứ Cồn Nâm, cho Thầy xứ và ông Chủ tịch Ban Mục vụ đón chúng tôi ngay tại bến sông. Nói là 'bến' chứ hai bên bờ sông chỗ nào đất trống, rộng, ghe ghé đậu được đều gọi là bến cả.





Cha Phêrô cho chúng tôi biết Cồn Nâm được hình thành cách đây đã hơn 375 năm. Khi Cha Đắc Lộ vào Quảng Bình năm 1629, ngài đã ban phép Rửa tội cho 25 tín hữu đầu tiên của Quảng Bình, là tổ tiên của người Cồn Nâm. Cha Thánh Vincent Nguyễn Thời Điểm đã sống và làm việc tại Cồn Nâm trên 30 năm trời. Như thế, có thể nói Cồn Nâm chính là Giáo xứ Mẹ của các Xứ Đạo tại Quảng Bình. Ngày xưa Cồn Nâm còn có tên là Nội Hà, bởi vì có một con sông chảy qua giữa cồn và Nhà thờ (Hà là sông, Nội là giữa). Giáo xứ Nội Hà tại Đà Nẵng chính gốc là từ Cồn Nâm di cư vào Nam năm 1954.


Hậu quả của Cơn bão số 10 chưa kịp khắc phục thì liền đó cơn bão 11 xảy đến, gây ngập lụt nặng, nước dâng cao ngấp nghé nền Nhà thờ, còn nhà người dân có nơi ngập sâu hơn 02m. Nhưng thiệt hại lớn nhất là khi cơn lốc dữ ban đêm bất ngờ tràn qua trong chỉ có 20 giây đã cuốn bay mái của 40 căn nhà và làm sập hoàn toàn 10 căn nhà khác của bà con tại Giáo họ Đồng Đưng... Cha sở đã phải thốt lên : "Nhà thò còn, cha xứ còn, giáo dân còn đã là một mầu nhiệm rồi ! ". Chao ôi, nghe sao đau xót và thê lương đến vậy ?
Theo sự hướng dẫn của Cha xứ Cồn Nâm, chúng tôi đến những gia đình bị thiệt hại nặng nề nhất để thăm hỏi và tặng quà. Sự thiệt hại và nỗi đau thương nếu không đến tận nơi như hôm nay, không thể nào chúng tôi tưởng tượng ra được. Rất nhiều lần chúng tôi như chết lặng trước con người và cảnh vật hoang tàn đến khó tin nơi đây...





















Đau thương là thế, nghèo đói là thế, nhưng không ai có thể phủ nhận được đức tin vững mạnh, lòng mến Chúa keo sơn, tình đoàn kết gắn bó của giáo dân Đồng Đưng. Cuối chuyến hành trình, chúng tôi ghé qua ngôi Nhà thờ của Giáo họ đang được xây dựng, lúc ấy đã gần 12 giờ trưa. Hai lớp giáo lý cho trẻ em đang diễn ra. Quá bất ngờ, quá thú vị và đáng khâm phục làm sao !



Ngôi Nhà thờ to lớn và chắc chắn này là công lao, sức lực và tiền bạc của Cha xứ và bà con Đồng Đưng chung lòng đóng góp. Cha và Giáo xứ chưa phải nhờ đến một ân nhân nào khác bên ngoài Giáo họ.
Đây là một bài học quý giá cho mọi người con Chúa khắp nơi, trong đó có anh em chúng tôi.


Chia tay Cha Phêrô ngay trên chiếc ghe máy đơn sơ nhỏ bé, chúng tôi nhận cách cung kính lời cám ơn từ đáy lòng của Cha sở và bà con Cồn Nâm gửi tới Cha xứ và giáo dân Thanh Đức khắp nơi đã yêu thương Cồn Nâm trong cơn thử thách hoạn nạn hôm nay.
Lúc này đã quá giữa trưa. 
Đứng trên bờ nhìn theo chiếc ghe đưa Cha Phêrô trở về nơi cha và đoàn chiên của mình đang sinh sống, chúng tôi nguyện xin Đức Kitô, Đấng Mục Tử Tối Cao và Nhân Lành, luôn gìn giữ thêm sức và bênh đỡ ủi an cho các Linh mục của Người đang ngày đêm tận tụy chăm sóc và bảo vệ đàn chiên mà Chúa đang trao phó cho các ngài.



nguyenhungdung
Nguon"tapviethangngay"






























Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Cứu trợ nạn nhân bão Nari tại GX Thanh Đức & các GX Giáo Phận Đà Nẵng. Giao Xu Con Se,Quang Binh

-BCH đã gửi thêm về BTV Giáo Xứ số tiền $4,000USD ngày 25/10/13 để kịp cho chuyến đi cứu trợ tại Quãng Bình vừa qua. Và BCH cũng sẽ gửi hết toàn bộ số tiền của quý ân nhân nhằm đáp ứng kịp thời cho việc cứu trợ.

Ban Chấp Hành chúng con lại lần nữa xin được cập nhật công việc kêu gọi cứu trợ nạn nhân bão Nari tại GX Thanh Đức & các GX Giáo Phận Đà Nẵng.
 Dưới là danh sách cập nhật cho ngày 27 tháng 10, 2013:
1. Linh Mục Nguyễn Thanh Tú (Texas): $300
2. Ông Bà Phạm Văn Tiều (California): $50
3. Anh Chị Võ Quy (California): $100
4. Anh Chị Hoàng Đình Thượng (California): $300
5. Anh Chị Nguyễn Phi Hùng (California): $100
6. Anh Chị Kevin Nguyễn (California): $100
7. Anh Chị Phạm Anh (California): $100
8. Bà Phạm Thị Hảo (Bà Thượng, California): $50
9. Anh Chị Phạm Minh + Vy (California): $100
10. Ẩn Danh (California): $200
11. Anh Chị Mai Sự + Nguyên (Texas): $100
12. Anh Chị Nguyễn Vĩnh Sơn + Loan: $100
13. Linh Mục Phạm Quang Phong (Michigan): $100
14. Linh Mục Nguyễn Huy Hoàng (Hawaii): $100
15.Chị Nguyễn Thị Hà (con bà Lan, California): $100
16. Anh Chị Nguyễn Lam + Hường: $50
17. Anh Chị Nguyễn Khía (Thân Hữu, California): $50
18. Ông Bà Bác Sĩ Phạm Lộc + Minh Vy (Thân Hữu, Knoxville,Tennesse): $2,000
19. Cha Phêrô Hoàng Xuân Nghiêm, niên trưởng: $500
20. Nguyễn Lâm Long (Thân Hữu): $100
21. Lê Scott (Thân Hữu): $20
22. Chị Lê Thị Nỡ (California): $20
23. Anh Chị Phạm Vĩnh Long + Thu (Riverside, California): $200
24. Chị Nguyễn Thị Đức (Riverside, California): $100
25. Anh Chị Hoàng Công (Thân Hữu, California): $100
26. Anh Chị Nguyễn Thomas Cường (California): $200
27. Anh Chị Nguyễn Vĩnh Long + Nga (Northridge, CA): $200
28. Ông Bà Mai Ngoc Hạnh (CA): $50
29. Anh Chị Nguyễn Quốc Thái + Minh Phượng (Riverside, CA): $100
30. Ông Bà Đào Quang Thiết (Ông Cu Đông, Houston, Texas): $100
31. Trần Eric (Thân Hữu): $50
32. Anh Chị Đào Tâm + Kim (California): $100
33.Chị Nguyễn Mai Lynn (North Carolina): $100.00
34. Ông Bà Cố Phạm Quang Ân (Houston, Texas): $200
35. Anh Chị Đào Tùng+ Nga (California): $100
36. Ông Bà Nguyễn Trường Thành (Thân Hữu): $100
37. Bà Nguyễn Thị Chính (Bà Cháu Yên): $100
38. Anh Nguyễn Quán (Texas): $200
39. Anh Trần Cỏ Dại (Winsconsin): $50
40. A/C Võ Quy C. Justin (Con A. Võ Quy, CA): $200
41. Anh Chị Nguyễn Vinh + Thân (Michigan): $100
42. Một Gia Đình Ân Nhân (California): $500  
43. Nguyễn Khương (California): $100
44. Mần Non TĐ (Lóp 2): $20
45. Mần Non TĐ (Lớp 6): $20
46. Mần Non TĐ (Lớp 8): $20
47. Chị Trần Ngân (Cháu bà Toàn, Winnsconsin): $100
48. Anh Chị Phạm Anh Linh+ Ánh (Thân Hữu, California): $100
49. Anh Chị Phạm Nam + Loan (Thân Hữu, California): $40
50. Ẩn Danh (California): $40
51. Anh Chị Phạm Bình (California): $100
52. Ông Bà Nguyễn Tuấn Hoàng + Nguyệt (California): $100
53. Anh Chị Lê Hồng Thọ + Bông (Riverside, Californai): $100
54. Linh Mục Nguyện Khắc Hy (Washington): $100

Total of Donation: $8,330



BCH chúng con kính xin những Quý Vị Đồng Hương, vì công việc bận rộn nên chưa có dịp đóng góp, liên lạc với BCH chúng con trong vài ngày tới bằng cách gọi điện thoại (A.Thượng: 714-317-6702, A.Hùng: 714-296-2380, A. Anh: 714-718-2225) hoặc email cho BCH hoặc Quý vị gửi check hoặc money order về:

Hội Ái Hữu Thanh Đức HN.
Địa chỉ: 9353 Bolsa Ave, #M79, Westminster, CA 92683, Memo ghi: Cứu Trợ Nan Nhân Bão Nari.

Ban Chấp Hành chúng con đã gởi về trước $1,500 cho BCH Giáo xứ Thanh Đức vào ngày 22/10/13 và BCH GX đã nhận được. Trong vài ngày tới, Ban Chấp Hành chúng con sẽ gởi tiếp $3,000 cho BCH GX Thanh Đức đang làm công việc cứu giúp các anh chị em bị bão tàn phá tại GX TĐ cũng như tại các GX GPĐN. Chúng con sẽ tiếp tục gởi toàn bộ đóng góp còn lại của Qúy Cha, Quý Bà Con Đồng Hương và Thân Hữu đến BCH GX Thanh Đức trong những ngày tới. Sự vận động gây quỹ giúp nạn nhân này Ban Chấp Hành chúng con xin kết thúc vào ngày 31 tháng 10 năm 2013. Kính xin Quý vị chuyển tiếp thông tin này đến Bà con không dùng computer biết, đồng thời khuyến khích con em và thân hữu tham gia việc Bác Ái này. Chúng con sẽ tiếp tục cập nhật trong một vài ngày tới.

BCH chúng con hết lòng cám ơn đến Qúy Cha và Quý Đồng Hương rộng tình thương đến những nạn nhân kém may mắn. Chúng con đặc biệt xin tri ân đến các thân hữu đã làm chúng con rất cảm động khí qúy vị hết sức quãng đại thương và cộng tác với chúng con trong nổ lực mang chút tình thương an ủi những anh chị em đáng thương ở Giáo Xứ quê nhà và các Giáo Xứ Bạn GPĐN trong thời gian khó khăn nay.  Hỵ vọng chúng con sẽ có những hình ảnh cứu trợ nạn nhân sớm và đưa lên blog cho qúy vị theo giỏi. Xin Chúa luôn gìn giữ Quý Cha, Quý Bà Con Đồng Hương và Thân Hữu và xin chúc qúy vị nhiều sức khoẻ và may mắn trong những tháng ngày tới.

Trân trọng

Ban Chấp Hành Thanh Đức Hải Ngoại

"MỘT MIẾNG KHI ĐÓI MỘT GÓI KHI NO"

Thứ tư, ngày 23 tháng mười năm 2013





Sáng nay, Thứ Tư 23/10/2013, sau đúng một tuần cơn bão dữ Nari tàn phá Miền Trung, trong đó Đà Nẵng và Quảng Nam cùng chịu chung số phận khắc nghiệt đầy tan thương khốn khổ, chúng tôi, theo sự phân công của Cha Quản xứ và BTV, cùng nhau về thăm và tặng quà cứu trợ khẩn cấp tại Giáo xứ Xuân Thạnh (Bà Rén) do anh Giuse Trần Văn Hải Chủ tịch HĐGX dẫn đầu, với sự hiện diện của Cha Phó Giacôbê Lê Quý Đạt.
Giáo xứ Xuân Thạnh cách Đà Nẵng chừng 32 km về hướng Nam, nơi gần 1.200 bà con giáo dân sống rải rác trong 15 Giáo họ trải rộng cả hai Huyện Duy Xuyên và Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam, do Cha Anrê Phan Quang làm Quản xứ.





Trời Thanh Đức sáng nay âm u, mây nhiều, từng đợt mưa nhỏ đổ về khi chúng tôi đứng trước đài Mẹ để dâng những lời cầu xin cho chuyến cứu trợ mang lại ơn ích cho bà con đang khốn khổ nơi vùng quê xa xôi và nghèo khó ấy.
Không như mọi lần khác chúng tôi thường phó thác cho Mẹ che chở, độ trì. Lần này, anh em xin Mẹ "cùng đồng hành" suốt cả chuyến đi. Bởi lẽ, anh em chúng tôi tay trắng không góp giúp gì nhiều. Chúng tôi chỉ may mắn được Chúa và Mẹ giao cho bổn phận đến Xuân Thạnh không những chỉ trao quà cứu trợ do lòng quảng đại của giáo dân Thanh Đức quê nhà trao tặng trong hai ngày quyên góp, cùng tiền từ một số anh chị em Hải ngoại gửi về (xem danh sách cuối bài viết), mà còn đem đến sự sẻ chia, an ủi, động viên bà con bằng tình hiệp nhất của những người con Chúa trong lúc đau thương.
Đón chúng tôi ngay sân Nhà thờ có Cha Anrê, các vị trong Ban Mục vụ Giáo xứ Xuân Thạnh.


Chào thăm nhau ít phút, tất cả chúng tôi cùng vào Nhà thờ viếng Mình Thánh Chúa... 
Trong không khí tràn đầy yêu thương trước Thánh Thể, anh Giuse Trần Văn Hải đã trao tận tay Cha Anrê số tiền mặt để như đã bàn trước, Cha có thể mua những tấm lợp giúp chừng 30 gia đình bị thiệt hại nặng nhất sửa chữa lại nhà cửa bị bão Nari thổi tung mái và làm sập những bức tường. Cha Anrê đã thay mặt cho Giáo xứ Xuân Thạnh, ngỏ lời với chúng tôi và qua chúng tôi gửi đến Cha sở và bà con Thanh Đức tâm tình tri ân bởi tình thương mà Cha xứ và Giáo xứ Thanh Đức đã dành cách đặc biệt cho Cha, cho giáo dân Xuân Thạnh. Cha tâm sự : "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Là một Linh mục quản xứ, đứng trước thảm cảnh của giáo dân, em cảm thấy rất buồn và đau xót vì mình bất lực không thể giúp con cái mình trong  cơn hoạn nạn. Nhờ ơn Chúa và lòng quảng đại của Giáo xứ Thanh Đức, hôm nay, Xuân Thạnh nhận được những món quà rất giá trị, thiết thực và kịp thời này, bà con sẽ được an ủi và vui mừng biết bao...". Anh em chúng tôi nhìn thấy rõ sự cảm động hiện lên trên khuôn mặt và đôi mắt rất sáng của Cha Anrê.



Theo sự sắp xếp của Cha sở và BTV Giáo xứ Xuân Thạnh, đoàn chúng tôi, qua tay Cha Phó Giacôbê và anh Chủ tịch, đã trao tượng trưng 20 phần quà gồm thực phẩm nhu yếu, áo quần cũ, áo đi mưa và tiền mặt cho 20 gia đình hiện diện tại Nhà thờ chính. Còn lại 30 phần quà tương tự, Cha sẽ trao cho các gia đình ở các Giáo họ Quế Phong và Quế Châu cách xa Nhà thờ Xuân Thạnh không dưới 40 km.






Điểm tiếp theo mà Đoàn đến thăm và trao quà là Giáo họ Phú Cường, cách Nhà xứ chừng 15 km, một làng quê nổi tiếng với ngôi Nhà thờ cổ được xây dựng cách nay đã gần 200 năm, nơi đây còn là cái nôi của Tín hữu Xuân Thạnh ngày ấy, dẫu cho hiện nay chỉ còn 17 gia đình Công giáo sống chan hòa giữa rất đông những người chưa nhận biết Chúa. Phú Cường bị thiệt hại nặng nề nhất của Giáo xứ Xuân Thạnh về nhà cửa khi bão Nari tràn qua.





Làng Phú Cường nằm lọt giữa hai dãy núi thấp chật hẹp. Ông bà Tổ tiên người có Đạo chọn nơi này làm nơi trú ẩn an toàn trong những năm tháng bị bắt Đạo dữ dằn. Chắc chắn địa danh Phú Cường do Tiền nhân đặt ra để động viên tinh thần giáo dân: xin Chúa ban cho Đức Mến dồi dào, Đức Tin mạnh mẽ và "phú cường" trong ơn nghĩa Chúa, để mọi người vui lòng chịu khó trong cơn bách hại. Biến cố Văn Thân xảy ra, một số giáo dân Phú Cường chạy ra Trà Kiệu; số khác đi thẳng Phú Thượng; một vị Tiền nhân của Phú Cường lánh nạn Cần Vương năm 1883 và gầy dựng nên Giáo họ Phú Hạ ngày nay...





Bên cạnh ngôi Nhà thờ cổ có một ngọn đồi, trên đỉnh đồi có một hang đá Đức Mẹ, nối liền với 45 bậc cấp bằng những tảng đá nhỏ kích cỡ khá đều đặn. Mẹ đứng đó, giang rộng đôi tay, hầu chở che đoàn con trong mọi gian nan thử thách qua biết bao biến cố thịnh suy của kiếp người.




Chăm sóc giữ gìn Nhà thờ cổ và hang đá Đức Mẹ Phú Cường lại là "Bà Từ" Anna Thường, nay đã 62 tuổi. Gia đình bà Thường là một trong những gia đình bị thiệt hại nặng nề nhất bởi cơn bão Nari.


Trên đất Giáo họ Phú Cường vẫn còn lưu giữ hai giếng Mộ các Vị Tử Đạo. Theo tương truyền, trong thời kỳ cấm cách, một số giáo dân lánh nạn về Trà Kiệu từ các vùng biển thuộc Thăng Bình, khi đi ngang đây đã bị quân lính triều đình bắt và giết chết, xác các ngài bị quăng xuống hai giếng nước rồi lấp đất lên, do vậy mới có tên là "Giếng Tử Đạo". 
Cần nói thêm là sau biến cố 1975, chính quyền địa phương Quế Sơn dự tính sẽ đập phá ngôi Nhà thờ cổ Phú Cường, trưng dụng để làm kho và để khai thác đá trên núi. Nhưng chính những người có ý định đập phá Nhà thờ kể lại rằng : đêm đêm họ thấy nhiều người mặc toàn đồ trắng đi vòng quanh Nhà thờ, vừa đi vừa ca hát. Sợ đụng đến nơi thiêng thánh, nên người ta bỏ hẵn ý định đạp phá. Và vậy là Nhà thờ cổ vẫn tồn tại mãi đến ngày nay...



Tại Phú Cường, Đoàn chúng tôi ghé thăm nhà "Bà Từ Nhà thờ" để tặng 06 phần quà cùng trị giá cho 06 gia đình đang rất khó khăn sau cơn bão. 




Về Xuân Thạnh lần này anh em cũng đã chuẩn bị và mang theo các dụng cụ, máy cưa, máy khoan... để có thể giúp một vài gia đình sửa lại nhà, lợp lại mái tôn đã bị bão cuốn bay. Nhưng đa phần các gia đình chưa có điều kiện mua sắm sẵn vật liệu. Do đó, chúng tôi đã góp ý với Cha Quản xứ Xuân Thạnh hẹn một ngày gần đây khi mọi thứ đã sẵn sàng, Cha báo tin và anh em sẽ trở lại cùng với bà con sửa chữa nhà cửa, sớm ổn định phần nào cuộc sống vốn đã rất khó khăn chật vật nơi vùng quê thân thương này.


Chia tay Xuân Thạnh khi đã quá 02 giờ chiều. Như bao lần trước đây trong những chuyến "hành hương từ thiện" khắp các vùng sâu vùng xa Miền Trung, tâm hồn mỗi người chúng tôi đều dậy lên những cảm xúc đầy yêu thương và gắn bó, theo mãi với chúng tôi như những kỷ niệm quý giá khó phai. Không có thì không biết phải cho thế nào. Nhưng một khi đã có, dù ít hay nhiều, thì khi cho đi bao giờ cũng là niềm hạnh phúc lớn lao : "Cho thì có phúc hơn là được nhận".
Tất cả là hồng ân.
Đội ơn Trời, cảm ơn người.
-------------------------------------------------------
Cha và Giáo xứ Thanh Đức một lần nữa xin cám ơn anh chị em đã mau mắn gửi tiền về từ USA để cùng với Giáo xứ quê nhà cứu trợ kịp thời bà con nạn nhân cơn bão Nari vừa qua, theo địa chỉ Dung Nguyen, sau đây : Phamphuc&Vantran :$500, Tracy nguyen: $50, Thao Nguyen: $50, Ha Cindy: $50, Kelly Tran: $50, Donna Tran: $100, Linh Tran: $50, và Tracy Nguyen( anh Lịch):01tr.VNĐ.
-------------------------------------------------------
nguyenhungdung

nguon"tapviethangngay.blogspot.com

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Thu Cam On

Chào Anh ,
Sáng nay.22/10/2013. em đã nhận được số tiền 1500 usd. do Bác Sĩ Phước chuyển đến.xin được phép đại diện cho bà con Thanh Đức quê mẹ . và những anh em ở tại các giáo xứ bị thiên tai nặng nề nhận được sự chia sẻ lớn lao này. chân thành cám ơn những tấm lòng quảng đại của Anh Chị Em Thanh Đức hảo ngoại. dù vẫn còn nhiều khó khăn. nhưng vì lòng Mến. đã sẵn sàng sẻ chia những hoạn nạn cùng anh em bên nàyNguyện xin Chúa. là Thiên Chúa của Tình Yêu.ban tràn đầy hồng ân trên quý vị.và chúc  phúc cho nhừng nghĩa cử cao đẹp này.Số tiền này. giáo xứ sẽ thực hiện đúng ý nguyện của bà con Hải Ngoại,là giúp đỡ cho những anh em bị bão tàn phá
Nhân đây, cũng xin được nói đôi chút về tình hình giáo xứ vừa qua  :Theo thông tư của giáo phận.các giáo xứ trong giáo phận đồng loạt bầu lại các chức vụ trong Hội Đồng. như BTV. Ban Đại Diện các giáo họ. GX cũng đã tiến hành bầu lại, và BTV ĐÃ ĐƯỢC BẦU GỒM 5 THÀNH VIÊN.(không phải là 7 như trước đây). gồm Hải. Chị Vang. Amh Xuân (bác sĩ). Anh Dũng (Thuyền ) và Anh Khang (Mến),Sau này còn phải mời gọi 11 ủy viên để cộng tác trong mọi mặt hoạt động của giáo xứ, Bước đầu là như vậy. sau này ổn định rồi sẽ thông tin thêm cho Anh,
Thân ái chào Anh, Chúc Anh cùng toàn thể Anh Em Hải Ngoại được mọi sự Bình An trong Chúa


Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Thu kêu gọi cứu trợ nạn nhân bảo NARI

Kính Quý Cha và Quý Đồng Hương TĐHN.
Đồng kính gửi Quý Cha và BTV Giáo xứ quê nhà.
Kính thưa Quý Cha và Quý vị.
Để việc cứu trợ đáp ứng kịp thời trước cảnh khó khăn về vật chất, kính xin Quý Đồng Hương hảo tâm có thể đóng góp nhanh chóng bằng cách gọi điện thoại hoặc email cho BCH sau đó Quý vị gửi check hoặc money order về Hội Ái Hữu Thanh Đức HN.
Địa chỉ: 9353 Bolsa Ave, #M79, Westminster, CA 92683,
Trong lúc chờ đợi những đóng góp của Quý vị gửi đến BCH, chúng xin phép tạm ứng trước $1,500 đô gửi về BTV Giáo xứ ngày 28/10/13.
Kính xin Quý vị chuyển tiếp thông tin này đến Bà con không dùng computer biết, đồng thời động viên con em tham gia việc Bác Ái mà ĐTC đã quan tâm truyền dạy.
Kính cám ơn và kính chào Quý Cha, Quý vị.
TM/BCH
Hội trưởng
Hoàng Đình Thượng




Hình ảnh bão lụt tại giáo phận Vinh


Người phụ nữ ngồi tuyệt vọng trên mái nhà của mình
Người phụ nữ ngồi tuyệt vọng trên mái nhà của mình
GPVO - Ngày 30 tháng Chín năm 2013, cơn bão số 10 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, nhất là tỉnh Quảng Bình, kéo theo lốc xoáy và mưa lớn, gây thiệt hại nặng nề về của cải và nhân mạng. Người dân chưa hết bàng hoàng thì hai tuần sau, cơn bão số 11 lại theo lối mòn của cơn bão trước, tàn phá hết những gì còn lại. Bão chồng bão, lũ chồng lũ. Khúc ruột miền Trung đầy khổ ải, nay lại càng khổ ải hơn.

Chưa có con số thống kê về thiệt hại; nhưng có thể nhận xét rằng bão lũ qua đi để lại nhiều địa phương ở Miền Trung hoang tàn và đổ nát. Dưới đây là một số hình ảnh về bão lụt tại các giáo xứ của giáo phận Vinh suốt hơn hai tuần qua.


Nước ngập đến nóc nhà tại giáo xứ Đá Nện, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.

Linh mục quản xứ Bon. Trương Văn Vút cho biết cả xứ Đá Nện có 200 ngôi nhà bị ngập.

Nước bao vây giáo xứ Hòa Ninh và Vĩnh Phước (Quảng Trạch, Quảng Bình). Các giáo xứ bên cạnh, như Cồn Nâm, Giáp Tam, Liên Hòa, Kinh Nhuận, nước dâng lên khá cao. Nhiều nhà bị nước ngập hơn 2m.


Cuộc đời tả tơi như căn nhà của mình (tại 
giáo xứ Hòa Ninh).

Tại giáo xứ Diên Trường (Quảng Bình), rạng sáng 16/10, một cơn lốc xoáy đi qua, làm chết 3 người, 22 người bị thương nặng, 50 ngôi nhà bị trốc mái. 

Trường giáo lý tại giáo xứ Phù Kinh (Quảng Bình) chỉ còn bức tường.


Nhà thờ Cồn Sẻ bị trốc mái, đứng chơ vơ bên bờ Sông Gianh (Quảng Bình).


Nhà dân tại giáo xứ Cồn Sẻ trở thành đống đổ nát.


Người dân Thổ Hoàng (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang xoay xở về nóc nhà của mình.


Hai con bò chết trôi tại giáo xứ Vĩnh Hội, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.


nguon giaophanhvinhonline

Thư Kêu Gọi Đóng Góp Giúp Người Nghèo Nhân Dịp Giáng Sinh 2024

Thư Kêu Gọi Đóng Góp Giúp Người Nghèo Nhân Dịp Giáng Sinh 2024 Thưa Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Đồng Hương Đại Gia Đình Than...