Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014
Tết Nguyên Đán là gì ?
Danh từ "Tết" do danh từ Hán-Việt "tiết" đọc trệch ra, có nghĩa là "ngày lễ"; "Nguyên" là "bắt đầu" hay "đầu tiên"; "Đán" có nghĩa là "buổi sớm". Vậy Tết Nguyên Ðán nghĩa là "ngày lễ của buổi sớm đầu tiên". Theo âm lịch hay lịch ta, trong một năm có nhiều tết chẳng hạn như Tết Nguyên Đán, tết Thượng Nguyên, tết Hàn Thực, tết Ðoan Ngọ, tết Trung Nguyên, tết Trung Thu, v.v... Tết quan trọng và lớn nhất trong năm của người Việt Nam là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Ðán được cử hành vào ngày đầu năm âm lịch, tức là ngày một tháng Giêng ta. Vì Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm, cho nên người ta còn gọi là Tết Cả. Để khỏi lầm lẫn với dương lịch, Tết Nguyên Đán cũng còn được gọi là Tết Ta (trong khi mồng một tháng Giêng dương lịch thì gọi là Tết Tây).
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Năm mới khởi đầu bằng mùa Xuân nên có ý nghĩa rất thiêng liêng với đời sống của dân Việt. Con người và vạn vật được tái sinh sau khi đã trút bỏ một năm cũ, chấm dứt bằng mùa đông ảm đạm thê lương và tàn tạ: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Ðông tàn (mùa Xuân sinh nở, mùa Hạ thì lớn lên, mùa Thu thì thâu lại, mùa Ðông thì tàn tạ). Do quan niệm này người xưa không nói "đón năm mới" mà nói "đón Xuân" (nghinh Xuân). Đón mừng Xuân mới rất trang trọng, vì mùa Xuân đem lại một cuộc sống mới, nguồn sinh lực mới, và một niềm hy vọng mới đem lại hạnh vận cho mọi người.
Táo quân là thần Táo, hay còn gọi là vua bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo lại về trời để tâu với Ngọc Hoàng thượng đế trong một bản tường trình gọi là Sớ Táo Quân nói về những chuyện đã xẩy ra trong nhân gian trong năm qua; đồng thời sẽ tâu trình Ngọc Hoàng để xin những ân huệ cho trần gian trong năm sắp tới. Vì vậy vào ngày đó người dân Việt Nam thường cúng kiến rất long trọng để tiễn thần Táo về chầu Ngọc Hoàng, và đến ngày 30 lại cúng để mời ông bà và Táo quân về ăn Tết. Theo tục lệ, để đưa tiễn ông Táo về chầu trời, đồ cúng thường là hoa quả, xôi gà, áo mão bằng giấy, đôi hia, và con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cỡi về trời (theo truyền thuyết, ông Táo có thể cỡi cá chép bay về trời được vì cá chép có thể hóa ra rồng bay lên mây, lên trời được). Nói chung tục lệ này nhằm để răn dạy người ta nên giữ gìn hạnh kiểm, vì mọi sự đều sẽ được tâu lên với Ngọc Hoàng.
Kể từ ngày 23 tháng Chạp, bà con từ thôn quê cho tới thành thị đều nghỉ việc để sửa soạn đón Tết. Người ta bắt đầu sơn phết, dọn dẹp lại nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết. Họ mời nhau đi ăn tất niên để tổng kết và ôn lại công việc làm ăn trong năm vừa qua.
Tùy theo từng vùng, người Việt Nam làm những món bánh mứt, sắm sửa hoa quả, cỗ bàn để ăn mừng năm mới. Miền Trung và miền Nam có bánh tét hay còn gọi là bánh đòn; ở miền Bắc Việt Nam có bánh chưng, bánh dày. Bánh chưng là một thứ bánh làm bởi gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, tiêu, hành, gói bằng lá dong hay lá chuối rồi "chưng" lên (hay nấu, luộc) trong nhiều tiếng đồng hồ cho chín nhừ đi. Cứ vào dịp Tết, người ta gói bánh chưng và làm bánh dầy cúng tổ tiên để tưởng nhớ tới công ơn sinh thành của các bậc tiền nhân hoặc để biếu Tết lẫn nhau.
Theo phong tục từ lâu đời, bánh dày, bánh chưng xuất hiện từ ngày lập quốc khi chưa có văn tự. Theo truyền thuyết, đời Vua Hùng Vương thứ 17, có 18 người con, đến Tết năm ấy vua truyền lịnh cho các con trai rằng ai mang đến cho nhà vua loại bánh nào tuyệt hảo nhất, sẽ được nối ngôi vua. Lúc đó hoàng tử Lang Liêu, mồ côi mẹ nên không ai giúp đỡ. Trong cơn mơ, được thần nhân mách bảo cho biết cách dùng gạo nếp làm hai thứ bánh: bánh dày hình tròn không có nhân tượng trưng cho trời, ý nghĩa là công cha; bánh chưng gói lá hình vuông, trong có nhân đậu và thịt heo, ngoài lá cột dây, tượng trưng cho đất (theo quan niệm thời xưa đất hình vuông có cây cối, sông ngòi, thực vật, ngũ cốc...), và cũng tượng trưng cho sự cưu mang của người mẹ - Nghĩa mẹ. Khi dâng 2 thứ bánh này cho vua cha và nghe Lang Liêu giải thích về ý nghĩa 2 loại bánh, vua cha liền truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu. Sau khi lên ngôi, Lang Liêu truyền lệnh cho cả nước giữ tập tục ăn bánh dầy, bánh chưng vào dịp đầu năm để tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha me, tổ tiên.
Ngoài các thứ bánh trái, trên bàn thờ đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Ngũ là năm (5) vì vũ trụ được tạo bởi năm nguyên tố căn bẳn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong một điều gì đó. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất.
Tục Mâm Quả ngày Tết là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam, nó biểu tượng cho lòng biết ơn ông bà tổ tiên của mỗi người Việt, cũng như lòng ước mong một năm mới an khang, nhiều may mắn, tốt đẹp.
Ngoài các loại bánh trái trên, trong ngày Tết không thể thiếu dưa hấu, ý nghĩa là cầu mong sang năm mới may mắn như ruột dưa hấu đỏ tươi; vì màu đỏ là màu tượng trưng cho thắng lợi và may mắn của người Á Đông.
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.
Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Đầu năm, người ta hay ghé lại các cây cổ thụ trong sân đình, chùa để hái một nhánh cây non đem về treo trước nhà hoặc trưng trên bàn thờ. Có lẽ vì chữ "lộc" (ý chỉ "nhánh cây non") trùng âm với "bổng lộc, phước lộc" nên người ta tin rằng đem được cành lộc về nhà thì tương tự như rước được phước báu vào gia đình. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.
Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Đầu năm, người ta hay ghé lại các cây cổ thụ trong sân đình, chùa để hái một nhánh cây non đem về treo trước nhà hoặc trưng trên bàn thờ. Có lẽ vì chữ "lộc" (ý chỉ "nhánh cây non") trùng âm với "bổng lộc, phước lộc" nên người ta tin rằng đem được cành lộc về nhà thì tương tự như rước được phước báu vào gia đình. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.
Lễ chúc thọ: Sáng sớm ngày mồng một Tết, con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc mừng tuổi chúc thọ cho ông bà cha mẹ. Mừng tuổi vì người Việt Nam quan niệm rằng hôm ấy mỗi người đều lên 1 tuổi, không phân biệt ngày sinh nhật như người phương Tây. Ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị ít tiền lì xì để mừng tuổi cho con cháu trong nhà cũng như con cháu của hàng xóm láng giềng và bạn bè thân thích để gọi là "lấy hên" (điềm may mắn) trong năm mới. Tiền lì xì thường để trong bao màu đỏ, vì màu đỏ theo quan niệm của người Á Đông là điềm may mắn, thắng lợi. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài, phát lộc. Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Tết là dịp để đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi: Vào dịp Tết, để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người cấp bậc trên, những người mà ta đã chịu ơn hay quý mến, người ta thường hay mua sắm những quà Tết như bánh chưng, bánh mứt, gà, gạo nếp, trái cây, v.v... để đem đi tặng biếu. Trong ba ngày Tết thì con cái, cháu chắt chúc Tết ông bà và cha mẹ, học trò chúc Tết thầy cô giáo, cấp dưới chúc Tết cấp trên v.v...; mọi người thân thuộc, hàng xóm láng giềng, bạn bè đi thăm hỏi vui chơi với nhau trong những ngày Tết.
Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suông sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
kính báo
Kính chào Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, và Qúy Bà Con Thân Hữu Thanh Đức:
Ban
Chấp Hành Thanh Đức Hải Ngoại chúng con xin được kính báo đến Quý Đức
Cha, Qúy Đức Ông, Quý Cha, Qúy Tu Sĩ Nam Nữ, và Quý Vị:
Chương Trình Hành Trình Đức Tin ở Quận Cam, Tiểu Bang California, sẽ trình chiếu Chương Trình Giáng Sinh 2013 của Giáo Xứ Thanh Đức trên đài VNA-TV-57.3 từ 8:00 đến 9:00 sáng Chủ Nhật này ngày 26 tháng 1 năm 2014.
Chương Trình Giáng Sinh 2013 của Giáo Xứ Thanh Đức bao gồm Thánh Lễ
Vọng Giáng Sinh đêm 24 và Chương Trình Thánh Kinh Thánh Ca đêm 25. Vậy
kính mời Qúy Vị đón xem để theo dỏi những sinh hoạt truyền thống do
Giáo Xứ và giới trẻ Thanh Đức Quê Nhà tổ chức.
Quý vị ở xa có thể theo link ở dưới để theo dõi chương trình vào đúng thời gian và ngày giờ ở trên.
Trân Trọng
BCH Thanh Đức Hải Ngoại
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
Phân Ưu & Cầu Nguyện cho Linh Hồn Giuse Ông Lê Phú Lục
Kính chào Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Quý Đồng Hương Thanh Đức,
Ban Chấp Hành xin kính báo đến Quý Vị:
Ông Giuse Lê Phú Lục vừa từ trần vào 0 giờ 50 sáng Chủ Nhật ngày 19 tháng 1 năm 2014 tại Spokane, Tiểu Bang Washington, Hoa Kỳ. Ông Giuse Lê Phú Lục là Dượng của Cha Nguyễn Thanh Tú (một người con của Giáo Xứ Thanh Đức và hiện đang phục vụ tại tiễu bang Texas) và nguyên trước đây là Giáo Dân Giáo Xứ Chính Toà, Đà Nẵng. Nay BCH chúng con kính báo và xin Quý Vị hiệp lời cầu nguyện cho Linh Hồn Ông Giuse Lê Phú Lục được Chúa là Đấng đầy lòng từ bi và Mẹ Maria Hiền Mẫu sớm đón nhận Linh Hồn Giuse vào Thiên Quốc của Ngài.
Ban Chấp Hành TĐHN xin thành kính phân ưu đến Cha Nguyễn Thanh Tú, bà quả phụ Lê Phú Lục (Nhũ Danh Lê Tình), Anh Chị Nguyễn Năng & Hoa, và gia đình thân quyến.
Mọi chi tiết, xin liên lạc: Bà quả phụ: Theresa Lê; Địa Chỉ: 1629 E. Boone Ave, Spokane, WA 99202, Tel. 509-475-8034
Trân Trọng
BCH Thanh Đức Hải Ngoại
Ngày Tất Niên và Thánh lễ mừng 51 năm thành lập Giáo phận Đà Nẵng
2014-01-19 16:50:41
| ||
Nhân kỷ niêm 51 năm thành lập Giáo phận Đà Nẵng (18.1.1963 – 18.1.2014), đồng thời cũng là ngày cận kề của Tết Nguyên Đán, các thành phần dân Chúa trong toàn giáo phận tụ họp nhà thờ Chính Tòa để và tham dự thánh lễ mừng 51 năm thành lập giáo phận, cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội theo tinh thần của phụng vụ cũng để bái niên và mừng tuổi Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện và quí Cha Cố.
Lúc 8 giờ 45 sáng 18.1.2014 tại Tòa Giám Mục , Đức Giám Mục đã tiếp các Ban Thường vụ của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ trong toàn Giáo phận. Tiếp đó, Ngài đã tiếp đại diện các hội đoàn Công giáo tiến hành và quý Tu Sĩ nam nữ đang công tác mục vụ tại Giáo phận.
Trong tinh thần hiếu thảo, các vị đại diện đã dâng lên Đức Cha tâm tình của người con trong nhưng ngày cuối năm. Trước hết, tạ ơn Thiên Chúa cho cộng đoàn Giáo phận đang sống trong Năm Thánh (18.1.2013-18.1.2015) , tri ân Giáo Hội qua ĐGM và các Linh mục, cầu chúc Chúa xuân luôn tràn đầy lòng mỗi người, cầu chúc sức khỏe và hạnh phúc trong Chúa. Và nhất là cầu chúc cho Đức Cha, Cha Tổng Đại DIện được an lành thánh đức, và tràn đầy ơn Chúa để tiếp tục hướng dẫn Giáo phận. Quý vị cũng không quên lời chúc mừng dành cho Cha Tổng Đại Diện nhân ngày Bổn mạng lễ Thánh Phao lô Tông Đồ trở lại sắp tới.
ĐGM ân cần thăm hỏi mỗi thành viên, cầu chúc ơn của Chúa luôn ở với mỗi người, và nhất là ơn đoàn sủng để mỗi người sống đúng theo Linh đạo của mình. Ngài thông báo một số chương trình Giáo phận đã đạt được trong thời gian qua như: Trong dịp Kim khánh Giáo phận, toàn giáo phận đã có 50 giáo xứ; Mời 13 Linh Mục Dòng cộng tác trong cánh đồng truyền giáo của giáo phận; Ban hành quy chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ, qua đó các Giáo xứ đều bầu lại Ban Thường vụ của mình.
Nhân dịp này, Ngài nhắc lại các chương trình cho thời gian tới như : Tân Phúc Âm mỗi người , mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn. Mỗi người làm sống lại niềm vui người tân tòng, sống lại ơn Bí tích Rửa tội, thoát khỏi nếp củ, vỏ bọc thô cứng, hướng đến niềm vui sự sống Thiên Chúa. Đồng thời, Ngài khuyến khích lập những Giáo khóm, những cộng đồng cơ bản chừng 15 đến 20 gia đình có cùng liên cư liên địa hoặc cùng một điểm chung nào đó đễ dễ dàng nâng đỡ giúp nhau sống đạo tốt hơn. Tân Phúc Âm hóa là làm mới lại lòng nhiệt thành, phương pháp truyền giáo và cách diễn tả đức tin hướng đến việc loan báo Tin Mừng cho anh em Lương dân bằng chính cách sống , cuộc sống nhân chứng tình yêu Chúa của mỗi người chính nơi môi trường mình đang sống , đang làm việc…. Ngài cũng thông báo thêm vài dự án về y tế và giáo dục Giáo phận đang xúc tiến, có nhiều tiến triển tốt, Ngài mời gọi sự cộng tác mọi thành phần Dân Chúa xây dựng Giáo Hội địa phương bằng những việc làm thiết thực, góp trí lực, tài lực và vật lực cho công cuộc truyền giáo qua yêu thương phục vụ trong xã hội.
Lúc 10 giờ 45, ĐGM đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn 51 năm thành lập Giáo phận; Cầu cho sự hiệp nhất trong tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất của Giáo Hội; Cầu cho hai ĐGM , quý Linh Mục Tu sĩ và quý Chức trong Giáo phận đã qua đời và tạ ơn cuối năm âm lịch. Đoàn Linh Mục , thành viên Ban Thường vụ , thành viên lãnh đạo các đoàn thế , Tu sĩ nam nữ và cộng đoàn quây quanh vị Cha chung trong tinh thần hiệp nhất , nhờ gắn kết với Chúa, cộng đoàn dễ dàng gắn kết với nhau.
Trong bài chia sẻ, ĐGM mời gọi người môn đệ xây dựng sự hiệp nhất, đòi hỏi sự hy sinh, nhiệt thành dấn thân , khiêm tốn phục vụ hết mình vô vị lợi, mỗi thành phần cần nhìn lại chính mình, biến đổi chính mình , để ánh sáng Chúa thâm nhập vào mọi định chế thành phần xã hội mà mỗi người là tác nhân của Chúa Ki-tô.
Sau Thánh lễ, mọi người còn chung chia niềm vui qua bữa trưa nồng thắm tình gia đình Giáo phận.
BTTGP
|
Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Thư Kêu Gọi Đóng Góp Giúp Người Nghèo Nhân Dịp Giáng Sinh 2024
Thư Kêu Gọi Đóng Góp Giúp Người Nghèo Nhân Dịp Giáng Sinh 2024 Thưa Quý Đức Ông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Đồng Hương Đại Gia Đình Than...
-
Anh chị em đại diện Thanh Đức Hải Ngoại thăm Dòng Ngôi Lời, nơi dự kiến tổ chức Đại Hội kỳ 33 .ba ngày 3em 2â Zeller ââaa Zà https://youtu....
-
Ban Điều Hành TĐHN chúng con hân hoan vui mừng báo tin: Tân Linh Mục Antôn Trần Thanh Tân, S.J, Dòng Tên, mới được Giám Mục Phụ Tá Giá...